icon icon icon
Số 38/14/61 Phùng Chí Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội Tìm kiếm

Đại học Daegu Hàn Quốc - Ngôi trường của những nhà lãnh đạo trẻ

24/08/2024

Trường đại học Daegu Hàn Quốc được thành lập năm 1956 gồm 2 cơ sở: 1 cơ sở tọa tại khu trung tâm Thành phố Daegu và cơ sở chính toạ lạc tại Gyeongsan – cách Daegu 50 phút đi xe bus. Với tổng diện tích là 268,5 ha, trường là có diện tích lớn nhất tại Hàn Quốc. Dựa trên nền tảng tư tưởng của lòng nhân đạo và với thiện chí lớn, phương châm của trường gồm 3 chữ “Tình yêu, ánh sáng và tự do”. Trường Đại học Daegu được đánh giá là trường Đại học đầu tiên đào tạo cấp bậc Đại học ở Hàn Quốc.

I. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DAEGU HÀN QUỐC – 대구대학교

» Tên tiếng Anh: Daegu University

» Tên tiếng Hàn: 대구대학교

» Năm thành lập: 1956

» Số lượng sinh viên: 20,000 sinh viên (1,200 sinh viên quốc tế, 600 sinh viên Việt Nam)

» Học phí học tiếng Hàn: 4,800,000 KRW/ năm

» Ký túc xá: 980,000 KRW/ 6 tháng (phòng 2 người)

» Địa chỉ: 201 Daegudae-ro, Jillyang-eup, Gyeongsan, Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc

» Website: daegu.ac.kr

II. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DAEGU

Việc gắn chặt giữa kiến thức học thuật, công nghệ cùng với những áp dụng thực tiễn trong giảng dạy chuyên ngành đã đưa Trường đại học Daegu trở thành 1 trong những trường Đại học hàng đầu tại Hàn Quốc. Trường nổi tiếng với các chuyên ngành như: Ngôn ngữ, Luật, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Kĩ thuật, Quan hệ công chúng, Nghệ thuật và Thiết kế, Giáo dục, Chăm sóc sức khoẻ… và được đông đảo du học sinh quốc tế theo học.

Trường đại học Daegu có trụ sở chính nằm tại Daegu, là thành phố lớn thứ 3 trong 7 thành phố trực thuộc trung ương của Hàn Quốc và là thủ phủ của tỉnh Gyeongsangbuk. Nơi mà ngành công nghiệp dệt may, chế tạo máy và quang học là những ngành công nghiệp chính của thành phố. Ngày nay, Daegu đang nỗ lực hết mình để trở thành trung tâm của ngành công nghiệp thời trang và công nghệ cao ở Hàn Quốc. Ngoài ra, trường còn có một trụ sở nữa tại Gyeongsan. Vị trí của các trụ sở này đảm bảo tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các phương tiện giao thông một cách dễ dàng.

III. CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG HÀN TẠI ĐẠI HỌC DAEGU

Cấp độ Nội dung khóa học

Cấp 1

  • Học ngữ pháp, cách sử dụng và từ vựng cơ bản để giao tiếp cơ bản trong cuộc sống hàng ngày.
  • Hiểu cấu tạo của nguyên âm, phụ âm tiếng Hàn, và có thể viết và đọc tiếng Hàn cơ bản.
  • Hiểu các từ vựng cơ bản, xây dựng câu văn và hội thoại đơn giản cho cuộc sống hàng ngày như: tự giới thiệu bản thân, trò chuyện qua điện thoại, mua sắm, sử dụng phương tiện công cộng, hiệu thuốc, bệnh viện.

Cấp 2

  • Hiểu và xây dựng câu văn thực tế, và có thể phân biệt giữa cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng.
  • Hiểu và sử dụng cách diễn đạt liên quan đến vị trí và chủ đề quen thuộc trong cuộc sống.
  • Đọc và viết các từ vựng và sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ cho cuộc sống hàng ngày và sử dụng phương tiện công cộng.

Cấp 3

  • Hiểu và sử dụng từ vựng nhiều nhất cho cuộc sống hàng ngày.
  • Hiểu các nội dung về xã hội và văn hóa dựa trên sự hiểu biết về văn hóa công cộng của Hàn Quốc như Vua Sejong, Hangeul, hôn nhân và các ngày lễ quốc gia.
  • Hiểu đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, và biết cách phân biệt
  • Học các từ vựng cơ bản liên quan đến công việc, hiện tượng xã hội và có thể đặt câu bằng cách sử dụng hậu tố nối liên từ tương đối phức tạp.

Cấp 4

  • Thực hiện hầu hết các chức năng ngôn ngữ cần thiết để sử dụng các dịch vụ công cộng và duy trì các mối quan hệ xã hội.
  • Thực hiện một số chức năng cần thiết trong thực hiện công việc chung như viết tài liệu đơn giản, báo cáo,…
  • Hiểu các nội dung đơn giản trong tin tức, báo chí.
  • Hiểu và diễn đạt các nội dung xã hội và trừu tượng quen thuộc một cách chính xác và lưu loát.
  • Thể hiện các nội dung xã hội và văn hóa dựa trên sự hiểu biết về các thành ngữ.

Cấp 5

  • Thực hiện một số chức năng ngôn ngữ như tóm tắt, chứng minh, suy luận, thảo luận,… cần thiết cho nghiên cứu và thực hiện công việc trong lĩnh vực chuyên môn.
  • Hiểu và diễn đạt nội dung về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
  • Phân biệt cách sử dụng ngôn ngữ theo ngữ cảnh khác nhau (theo ngữ cảnh chính thức/không chính thức, ngữ cảnh nói/viết).
  • Hiểu và thực hiện các bài xã luận, báo cáo, tác phẩm văn học, phỏng vấn, tranh luận,…

Cấp 6

  • Thực hiện tương đối chính xác, lưu loát các chức năng ngôn ngữ cần thiết cho nghiên cứu và thực hiện công việc trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thời hiểu và diễn đạt những nội dung về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
  • Không gặp khó khăn trong việc thực hiện  các chức năng ngôn ngữ và truyền đạt ý nghĩa.

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH TẠI ĐẠI HỌC DAEGU

1. Chuyên ngành

Khoa Chuyên ngành

Nhân văn

  • Ngon ngữ & Văn học Hàn Quốc
  • Ngôn ngữ & Nghiên cứu Trung Quốc
  • Ngôn ngữ & Nghiên cứu Nhật Bản
  • Ngôn ngữ & Nghiên cứu Nga
  • Ngôn ngữ & Nghiên cứu Anh
  • Ngôn ngữ & Nghiên cứu Đức
  • Nghiên cứu văn hóa châu Âu
  • Giáo dục thể chất
  • Thể thao và giải trí
  • Quản trị dịch vụ Golf

Hành chính công

  • Hành chính công
  • Hành chính cảnh sát
  • Hành chính công đô thị
  • Phúc lợi & Phát triển cộng đồng
  • Quản trị đất đai & Bất động sản

Kinh tế – Quản trị kinh doanh

  • Kinh tế
  • Thương mại quốc tế
  • Quản trị kinh doanh
  • Kế toán
  • Quản trị du lịch
  • Tài chính – Bảo hiểm
  • Khách sạn – Du lịch

Khoa học xã hội

  • Phúc lợi xã hội
  • Phúc lợi công nghiệp
  • Phúc lợi gia đình
  • Khoa học thông tin – thư viện
  • Tâm lý học
  • Quan hệ quốc tế
  • Xã hội học
  • Truyền thông

Khoa học đời sống – tự nhiên

  • Toán
  • Khoa học dữ liệu – thống kê
  • Hóa học
  • Khoa học sinh học
  • Khoa học an toàn thực phẩm – môi trường
  • Trồng trọt
  • Công nghiệp sinh học
  • Tài nguyên động vật
  • Tài nguyên rừng

Kỹ thuật

  • Kỹ thuật kiến trúc
  • Kỹ thuật dân dụng
  • Kỹ thuật môi trường
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Kỹ thuật thiết kế cơ khí
  • Kỹ thuật quản trị và công nghiệp
  • Kỹ thuật thực phẩm
  • Thực phẩm – Dinh dưỡng
  • Công nghệ sinh học
  • Kỹ thuật hóa học
  • Kỹ thuật cảnh quan
  • Kỹ thuật & Hoạch định đô thị
  • Kỹ thuật & Khoa học năng lượng vật liệu

Kỹ thuật truyền thông – thông tin

  • Kỹ thuật điện tử
  • Kỹ thuật kiểm soát điện tử
  • Kỹ thuật truyền thông thông tin
  • Kỹ thuật đa phương tiện
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Kỹ thuật máy tính
  • Phần mềm máy tính

Nghệ thuật – Thiết kế

  • Thiết kế trực quan
  • Mỹ thuật
  • Thiết kế hoạt hình – hình ảnh
  • Thiết kế & Nghệ thuật chức năng
  • Thiết kế công nghiệp
  • Thiết kế thời trang
  • Thiết kế kiến trúc nội thất

Sư phạm

  • Sư phạm tiếng Hàn
  • Sư phạm tiếng Anh
  • Sư phạm Lịch sử
  • Sư phạm Nghiên cứu xã hội
  • Sư phạm Địa lý
  • Sư phạm mầm non
  • Sư phạm đặc biệt
  • Sư phạm tiểu học
  • Sư phạm đặc biệt mầm non
  • Sư phạm Toán
  • Sư phạm Vật lý
  • Sư phạm Hóa h

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: