icon icon icon
Số 38/14/61 Phùng Chí Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội Tìm kiếm

NGÀY THẤT TỊCH Ở HÀN QUỐC CÓ GÌ?

10/08/2024

Ở Hàn Quốc, vào ngày Lễ Thất Tịch thì các hoạt động cũng như ý nghĩa của ngày lễ có phần khác so với các nước khác so với Nhật Bản, Việt Nam hay Trung Quốc nơi bắt đầu của nguồn gốc Thất Tịch.

Ngày Thất Tịch với người Hàn còn gọi là lễ Chilseok với ý nghĩa mong muốn có được sức khỏe tốt, mùa màng phát triển mạnh. Và vì lễ Chilseok được diễn ra vào mùa mưa là thời điểm chấm dứt của thời tiết khắc nghiệt nắng nóng.

Vậy ngày Thất Tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của của ngày này ra sao? Hãy cùng ANA edu tìm hiểu nhé.

NGÀY THẤT TỊCH LÀ GÌ?

Lễ Thất Tịch theo văn hóa phương Đông được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngày lễ này được dựa trên câu chuyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.
Ngày lễ Thất tịch năm 2021 sẽ diễn ra vào thứ Bảy ngày 14 tháng 8 Dương lịch. Những năm gần đây, ngày lễ này được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều.

NGUỒN GỐC NGÀY THẤT TỊCH
Ngày Thất Tịch có nguồn gốc từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ. Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng vì say mê Chức Nữ - một tiên nữ dệt vải nên đã bỏ bê việc chăn trâu và để trâu đi vào cung điện. Ngọc Hoàng tức giận nên đã bắt hai người phải xa cách nhau và mỗi năm chỉ được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Khi tiễn biệt và phải rời xa nhau, cả hai đều khóc và nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được đặt tên là mưa ngâu.

Ý NGHĨA NGÀY THẤT TỊCH TRONG VĂN HÓA HÀN QUỐC

Ngày lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Chilseok (질석). Theo truyền thống của người Hàn Quốc thì họ sẽ tắm để có sức khỏe tốt. Cùng với đó, các món ăn mà họ sẽ thưởng thức trong ngày này đó là bánh mì bột mì và bánh mì nướng.

Tiếp đến, Chilseok (질석) rơi vào khoảng thời gian mà thời tiết nóng nực đi qua và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi là nước Chilseok (질석). Vì thế bí ngô, dưa chuột, dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh nên người Hàn Quốc cũng ăn nhiều vào dịp này.

Đặc biệt vì những cơn gió lạnh sau ngày Chilseok sẽ làm hỏng hương thơm của lúa mì nên dịp lễ này người ta thường xem đây là cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì. Người ta cũng thường ăn bánh kếp lúa mì gọi là miljeonbyeong (밀전병), và sirutteok, một loại bánh giầy phủ đậu đỏ.

Hôm nay các bạn đã ăn món gì có đậu đỏ chưa?

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: