icon icon icon
Số 38/14/61 Phùng Chí Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội Tìm kiếm

Quốc khánh Hàn Quốc - Dấu mốc lịch sử về ngày trọng đại của một quốc gia

15/08/2024

Quốc khánh Hàn Quốc là một trong những ngày đặc biệt và trọng đại của quốc gia. Đây là ngày để cả dân tộc tưởng nhớ và biết ơn những người anh hùng của đất nước đã hy sinh vì độc lập của dân tộc. Hãy cùng ANAedu tìm hiểu sâu hơn về ngày quang phục của nước Hàn nhé!

 

Ngày Quốc khánh Hàn Quốc được biết đến trong tiếng Hàn là Gwangbokjeol (광복절) , trong đó “jeol” (절) trong từ có nghĩa là ngày hoặc lễ và “gwangbok” (광복) có nghĩa là tìm kiếm ánh sáng (“빛 을 되찾다”).

Người Hàn Quốc hiểu cụm từ này với nghĩa là tìm ra ánh sáng đất nước bị chiếm đoạt và thống trị trong bóng tối. Vì vậy, “Gwangbok” trong cụm từ có nghĩa là giành lại đất nước và lấy lại chủ quyền đã mất.

Ngày Quốc khánh Hàn Quốc được hiểu như thế nào?

Ngày Quốc khánh Hàn Quốc - ngày Quang Phục là ngày mà nước Hàn thoát khỏi ách nô lệ và thống trị của đế quốc Nhật Bản. Đây cũng chính là ngày mà chính phủ Hàn Quốc chính thức được thành lập.

Để kỷ niệm cũng như đánh dấu mốc lịch sử của dân tộc, từ đó đến nay, ngày 15/8/1948 hàng năm được công nhận là ngày quốc khánh của Hàn Quốc.

Sơ lược về lịch sử hình thành ngày Quốc khánh Hàn Quốc

Nhắc đến lịch sử hình thành ngày Quốc khánh Hàn Quốc, để có được cuộc sống yên bình như hiện tại, người dân ở đây đã phải trải qua một hành trình khá dài. Cụ thể: 

>>> Về nguồn gốc lịch sử

Vào năm 1945, trong cuộc thế chiến thứ 2, Nhật Bản buộc đầu hàng trước quân Đồng Minh, vì vậy mà Hàn Quốc cũng nhờ đó mà có bước chuyển mình vượt bậc, là cơ hội để vùng lên thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Nhật.

Trong thời gian này, bên cạnh việc nhận sự hỗ trợ từ phía Đồng Minh, phong trào độc lập chống Nhật Bản của Hàn Quốc bắt đầu phát triển.

Đặc biệt là các điều kiện nội bộ để dấy lên cuộc chống Nhật độc lập vào ngày 1/3/1919. Đây được coi là khởi đầu trong phong trào độc lập của dân tộc không nhờ sự trợ giúp từ phía Đồng Minh.

Vào tháng 10/1920, đây là thời kỳ đánh dấu mốc lịch sử của phong trào độc lập Hàn Quốc. Trong thời gian này đã có bước chuyển lớn giữa quân đội Nhật và quân đội Độc lập.

Cuộc chiến tranh kéo dài trong vòng 35 năm từ ngày 22/8/1910 đến 15/8/1945, đế quốc Nhật tuyên bố đầu hàng và rút khỏi Hàn Quốc.

Cho đến về sau, ngày 15/8/1948, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu được thành lập với tên gọi là nước Đại Hàn Dân Quốc. Cùng vì vậy, ngày này được coi là ngày lễ quốc khánh của Hàn Quốc.

>>> Diễn biến cuộc sống trước và sau ngày quốc khánh của người Hàn Quốc

Chiến tranh không chỉ đem đến nỗi đau mất mát cho người dân xứ Hàn mà ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ.

>>> Trước ngày quốc khánh

Đây là thời kỳ đất nước đang bị đế quốc Nhật xâm lược và thống trị. Trong suốt 35 năm bị xâm lược, cuộc sống của người dân bị áp bức và bóc lột. Họ không chỉ bóc lột sức lao động của người dân, thậm chí còn nghiêm cấm sử dụng tiếng Hàn.

Mặt khác, đế quốc Nhật còn yêu cầu người dân chuyển sang họ Nhật Bản, nghiêm cấm sử dụng chữ Hangeul. 

Bên cạnh đó, ở trong nước, có rất nhiều tổ chức bí mật được gây dựng như tổ chức đại Hàn Quang Phục, Bộ nghĩa quân độc lập…để chống lại quân Nhật. Đồng thời các nhà yêu nước bấy giờ cũng lén thành lập những căn cứ cho phong trào độc lập ở nhiều nước như: Nga, Mỹ…

Mặc dù tinh thần đấu tranh đòi độc lập của người Hàn Quốc nổi lên liên tục không chỉ trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa thể chống lại được đế quốc bấy giờ.

>>> Cuộc sống của người dân sau ngày Giải Phóng

Thời kỳ nước đại Hàn dân Quốc tuyên bố giải phóng, bạn sẽ thấy được niềm vui, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên khuôn mặt của họ. Sau những ngày bị áp bức bóc lột, cuối cùng họ cũng có được cuộc sống tự do, được sống là chính mình trên chính mảnh đất của quê hương.

Các trẻ em được thoát khỏi nền giáo dục Nhật Bản, thanh niên không còn bị áp bức lao động…..  

Tuy nhiên, khi chiến tranh kết thúc người dân lâm vào cuộc sống khó khăn. Nhờ có sự giúp sức của Hoa Kỳ, cuộc sống người dân từng bước được cải thiện. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện nhiều mặt như: chính trị, văn hóa - giáo dục…

Ý nghĩa của ngày Quốc khánh Hàn Quốc


Theo tiếng Hàn, ngày Quốc Khánh được gọi là Gwangbokjeol mang nhiều ý nghĩa khác nhau:

+ Theo nghĩa đen:

Ngày tìm lại được ánh sáng
Ngày thoát khỏi bóng tối, nhìn thấy được ánh sáng tương lai

+ Theo nghĩa bóng:

Gwangbokjeol mang ý nghĩa đánh thức, thức tỉnh con người về sự thật đất nước đang rơi vào loạn lạc, bị đế quốc cai trị.
Vì vậy, ngày Quốc khách với người dân Hàn mang thông điệp là ngày khôi phục đất nước. Ngày đất nước bước vào giai đoạn hòa bình, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc. Đồng thời đem lại một cuộc sống hòa bình và ấm no.

Người Hàn Quốc làm gì vào ngày lễ Quốc Khánh

Để kỷ niệm cũng như nhắc nhở người dân ghi nhớ về ngày lễ quốc khánh Hàn Quốc - ngày độc lập của dân tộc. Ở Hàn, vào ngày này sẽ có rất nhiều sự kiện cũng như hoạt động được diễn ra.

Nếu ở Việt Nam, vào ngày này người dân sẽ treo cờ tổ quốc và thực hiện những nghi thức khác đón ngày trọng đại dân tộc. Đối với Hàn Quốc cũng vậy, họ cũng có những hoạt động tiêu biểu như:

+ Mỗi gia đình đều treo quốc kỳ của dân tộc

+ Diễn ra nhiều hoạt động lễ hội đường phố: lễ hội ẩm thực, vẽ tranh, viết thư pháp hay làm các hình chong chóng có biểu tượng lá cờ Hàn Quốc…

+ Nhiều nơi trên nước Hàn tổ chức trình diễn quân đoàn vệ binh, thậm chí có cả máy bay phi quân đội diễu hành..

+ Hòa chung không khí cả nước đón ngày lễ quốc khánh, người dân với bộ trang phục chỉnh tề kèm theo lá cờ quốc kỳ trên tay đổ xô ra đường cùng thực hiện nghi lễ.

+ Đặc biệt, vào ngày lễ này bạn sử dụng phương tiện đường sắt hay xe buýt tại khu vực Seoul hay tỉnh Gyeonggi hoàn toàn miễn phí…

Nhìn chung, sống tại xứ sở Kim Chi này, vào mỗi ngày lễ đặc biệt nhất là ngày Quốc khánh Hàn Quốc, bạn sẽ được hòa mình trong bầu không khí hân hoan và khí thế mừng đại lễ thật long trọng. Với thông tin ở trên các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về con người cũng như đất nước Hàn Quốc nói chung nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: